Tìm Hiểu Về Chứng Bệnh Hen Suyễn

Bệnh hen suyễn không còn xa lạ gì với nhiều người, đây là chứng bệnh mãn tính có thể theo bạn suốt cả cuộc đời. Hen suyễn khá nguy hiểm và thậm chí là có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Hãy đồng hành cùng Alo Bác Sĩ Đông Y để tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé.

Contents

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Các tác nhân bên ngoài môi trường hoặc yếu tố di truyền khiến cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên. 

benh hen suyen
Bệnh hen suyễn

Đây là căn bệnh mãn tính tương phức tạp và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Hen suyễn ảnh hướng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn 

Nguyên nhân chính hiện nay vẫn chưa được xác minh rõ ràng, thế nhưng nhiều chuyên gia cho rằng lý do gây bệnh là sự tổng hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền. 

Các yếu tố có thể gây ra bệnh hen suyễn bao gồm:

cac tac nhan gay di ung nguyen
Các tác nhân gây dị ứng gây bệnh hen suyễn
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn
  • Khói xe, bụi bẩn, khí thải, hóa chất trong không khí do ô nhiễm môi trường
  • Không khí lạnh 
  • Stress, căng thẳng, cảm xúc mạnh
  • Tác dụng phụ của một số thuốc tây như: ức chế beta, naproxen, aspirin,…
  • Các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trái cây sấy khô, khoai tây chế biến,…
  • Các chất kích thích gây hại như: rượu. bia. thuốc lá,…
  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Một số tác nhân khác như: phấn hoa, mạt bụi nhà, các chất phụ gia,…

Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Khi bệnh càng trở nặng thì các cơn hen suyễn sẽ có tần suất dày đặc hơn, người bệnh cần sử dụng thuốc cắt cơn đường hít. Gặp các cơn hen nặng, nếu không xử lý kịp thời người bệnh có thể bị bất tỉnh, thậm chí là đột tử rất nguy hiểm.

cac trieu chung cua benh hen suyen
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn

Các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh hen suyễn:

  • Thở dốc, thở nhanh, thở gấp
  • Ho. có đàm, đôi khi sẽ có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên
  • Đối với trẻ thì hay bị thở rít, thở khò khè 
  • Khó thở, nghe ran rít, ran ngáy rải rác
  • Đau tức ngực, có cảm giác bị bóp nghẹn
  • Rối loạn giấc ngủ, ngáy to, ho, thở rít vào ban đêm.
  • Xuất hiện các cơn hen suyễn.

Cách phòng chống bệnh hen suyễn dành cho bạn

Để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

boi loi rat tot cho he ho hap
Bơi lội rất tốt cho hệ hô hấp
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh cúm.
  • Tránh xa các tác nhân dị nguyên gây bệnh.
  • Cải thiện hệ hô hấp bằng cách tập thể dục, bơi lội,…
  • Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Cải thiện môi trường sống trong lành, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh chung.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.

Bệnh hen suyễn rất khó để điều trị một cách triệt để nhưng cải thiện thói quen sống và kiên trì thực hiện việc điều trị sẽ giúp tình hình của bạn được kiểm soát một cách đáng kể. Đặc biệt, khi có các cơn hen, bạn cần phải xử lý khéo léo. Tìm cơ sở y tế chữa bệnh uy tín, an toàn để tránh nguy hiểm đến tính mạng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *