Xã hội ngày càng phát triển, con người chúng ta cũng dần có những suy nghĩ thoáng và thoải mái hơn. Những căn bệnh xã hội cũng từ đó mà càng dễ lây lan trong cộng đồng. Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bệnh. Hãy cùng Alo Bác Sĩ Đông Y tìm hiểu các thông tin về bệnh giang mai nhé.
Contents
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là chứng bệnh nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh là do Treponema pallidum – một loại xoắn khuẩn chỉ được truyền trong cơ thể người.
Ngoài đường tình dục, bệnh giang mai còn có thể lây truyền qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với những thương tổn của người bệnh
- Sử dụng chung đồ dùng có dịch, mủ và máu của người bệnh như: khăn, chăn, bàn chải đánh răng,….
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Trước đây, bệnh giang mai khiến nhiều người kinh hãi vì nó không chữa được. Về sau, với tiến bộ y học người ta có thể kiểm soát được bệnh nhưng mức độ nguy hiểm và biến chứng của nó khá nghiêm trọng, chỉ xếp sau HIV trong các bệnh xã hội.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Các triệu chứng của bệnh giang mai tiến triển khá phức tạp theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Các vết loét nhỏ xuất hiện xung quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, một số ít ở quanh vùng miệng. Các dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu thường khó nhận biết bởi các vết loét ít gây ngứa, gây đau và có thể tự lành trong vài tuần. Bạn phải tiếp tục điều trị bệnh nếu không nó sẽ âm thầm chuyển sang giai đoạn hai
- Giai đoạn hai: Bệnh nhân có thể sẽ phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ quan sinh dục, đau miệng, sụt cân,… Các nốt ban dần dần bao phủ trên khắp cơ thể và không gây ngứa. Những triệu chứng của giang mai giai đoạn này thường cũng sẽ biến mất cho dù không chữa trị. Thế nhưng, nếu không điều trị triệt để bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn tiềm ẩn: Thường trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ không cảm nhận được các triệu chứng của bệnh nhưng các xoắn khuẩn sẽ từ từ ăn sâu vào trong máu. Nếu không chữa trị, bạn vẫn mang bệnh giang mai trong vài tháng đến vài năm mà không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
- Giai đoạn cuối: Nhiều bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim, não bộ, tế bào máu,… Có khả năng xuất hiện các nốt loét to và sâu, không thể tự lành. Kể từ 10 đến 30 năm, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ tác động đến hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng, có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?
Sở dĩ bệnh giang mai được xếp vào các bệnh xã hội nguy hiểm bởi nhiều tác hại và biến chứng khôn lường:
Các tác hại của bệnh giang mai
Giang mai có thể gây ra nhiều tác hại cho người bệnh, cụ thể như
- Tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh, họ sẽ dễ bị mặc cảm, tự ti và dần dần sẽ dẫn đến trầm cảm
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình
- Sinh hoạt, công việc và đời sống người bệnh sẽ trở nên khó khăn bởi các triệu chứng của bệnh
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ dễ bị sinh non, sảy thai, lây truyền giang mai cho đứa bé
- Xoắn khuẩn gây giang mai có thể làm tổn thương, phá hủy các cơ quan khác trong cơ thể, khiến sức khỏe người bệnh giảm sút trầm trọng.
Những biến chứng của bệnh giang mai
Đặc biệt, nếu người bệnh không điều trị kịp thời, bệnh giang mai còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Dễ mắc các bệnh về xương khớp: viêm khớp, thoát vị, gãy xương,…
- Rối loạn chức năng co thắt ở bàng quang
- Tác động đến thần kinh trung ương gây động kinh, viêm màng não,….
- Biến chứng ở mắt, có thể dẫn đến mù lòa
- Gây hại đến các nội tạng khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, khó thở, đau ngực,…
Cách phòng chống bệnh giang mai.
Nhận biết được sự nguy hiểm từ các tác hại và biến chứng của giang mai, chúng ta cần phải có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, các biện pháp an toàn khi quan hệ
- Hạn chế số lượng đối tác, không quan hệ tình dục bừa bãi
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm bệnh giang mai khi thấy bản thân có nguy cơ
- Hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân, tránh tiếp xúc các thương tổn của người bệnh.
Qua những thông tin bổ ích về bệnh giang mai nói trên, hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này. Nếu bạn muốn tìm cách chữa giang mai tại nhà đơn giản và hiệu quả có thể tham khảo cách sử dụng thuốc Nam chữa bệnh giang mai sau đây.