Nhắc đến “giang mai” người ta lại cảm thấy ghê sợ bởi đây là căn bệnh hoa liễu nguy hiểm với tốc độ lây lan chóng mặt. Vậy bệnh giang mai nguy hiểm với mức độ ra sao? Hãy cùng Alo Bác Sĩ Đông Y phân tích cụ thể thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Bệnh giang mai nguy hiểm theo từng giai đoạn
Bệnh giang mai nguy hiểm và dễ dàng lây lan một phần là do diễn biến của bệnh khá phức tạp. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến vài chục năm, có thể phải sống với bệnh cả đời.
Đôi lúc bệnh lại bước sang giai đoạn tiềm ẩn và không có triệu chứng gì khác thường, điều này làm cho bệnh nhân tưởng mình đã khỏi bệnh và có thể thể lây truyền cho người khác. Theo từng giai đoạn, bệnh giang mai phá hủy lục phủ ngũ tạng, các cơ quan quan trọng trong cơ thể:
Giai đoạn đầu của bệnh giang mai
Thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần, sau đó xuất hiện các săng giang mai và hạch. săng giang mai là những vết tròn hoặc bầu dục chỉ nổi sần nhẹ trên da, nông và trợt. Chúng thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn và một số ít ở vùng miệng.
Săng giang mai không gây đau hay gây ngứa tuy nhiên sau một thời gian thì bệnh nhân có thể bị nổi hạch, các hạch thường tạo thành chùm trên vùng bẹn của nam và nữ.
Giai đoạn hai của bệnh giang mai
Ở giai đoạn này, những xoắn khuẩn gây bệnh sẽ tấn công lên da gây các vết loét, phát ban. Những thương tổn này thường không để lại sẹo sau khi chữa lành. Bệnh còn tác động đến máu, làm nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân thường xuyên sốt, rụng tóc kiểu rừng thưa,…
Các triệu chứng ở giai đoạn này bắt đầu trở nặng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Giai đoạn cuối của bệnh giang mai
Sau giai đoạn 2 thì các triệu chứng sẽ không còn xuất hiện rõ rệt nữa nhưng các xoắn khuẩn vẫn còn tồn tại, từ từ ăn sâu vào trong cơ thể. Thời gian tiềm ẩn này có thể kéo dài tận 5-15 năm và dần bước sang giang mai giai đoạn cuối.
Đây là giai đoạn bệnh giang mai nguy hiểm nhất, nó ảnh hưởng đến tim, thận và não bộ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các tác hại và biến chứng của bệnh giang mai
Trong các bệnh xã hội, bệnh giang mai chỉ xếp sau HIV về mức độ nghiêm trọng và hệ lụy. Sở dĩ bệnh giang mai nguy hiểm như vậy bởi nhiều tác hại và biến chứng khôn lường:
Tác hại của bệnh giang mai
Bệnh giang mai nguy hiểm bởi nhiều tác hại sau đây:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống: các triệu chứng bệnh giang mai như săng giang mai, hạch, các tổn thương trên da thường xuyên gây ngứa ngáy, khó chịu. Từ đó hiệu quả lao động và học tập bị giảm sút đáng kể.
- Tác hại của bệnh giang mai đối với đời sống gia đình: Khi mắc bệnh, các cặp vợ chồng sẽ gặp trở ngại trong việc giường chiếu và phát sinh nhiều vấn đề khác khiến cho hạnh phúc hôn nhân gia đình tan vỡ.
- Tác động đến tâm lý bệnh nhân: Người mắc giang mai sẽ bị mọi người tránh xa, đề phòng vì sợ bị lây lan. Do vậy, họ rất dễ bị tự ti, mặc cảm, không dám đối diện với bất kỳ ai thậm chí là có thể dẫn đến trầm cảm.
- Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe: Các xoắn khuẩn tấn công vào máu, da và các bộ phận trong cơ thể khiến chúng không thể thực hiện được tốt các chức năng và bị hư tổn. Từ đó, dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau làm cho việc điều trị giang mai thêm phần khó khăn.
Biến chứng của bệnh giang mai
Nếu không điều trị bệnh giang mai đúng cách và triệt để, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề:
- Các bệnh về sinh lý: rối loạn chức năng sinh dục, yếu sinh lí và thậm chí là vô sinh
- Các bệnh về thị giác: Người bệnh giang mai kèm theo các vấn đề về mắt như mất phản xạ ánh sáng, tê bì cơ mắt, thị lực kém,… Thần kinh thị giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian dài rất dễ gây mù vĩnh viễn.
- Các bệnh về thần kinh: Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh làm sa sút trí tuệ và gây ra các bệnh đau đầu, viêm màng não, mất cảm giác,…có thể dẫn đến đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.
- Các bệnh về tim mạch: Các xoắn khuẩn tác động đến hoạt động của tim. Gây phình động mạch và viêm động mạch chủ , hỏng van tim,… đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
- Các bệnh xã hội khác: Giang mai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hoa liễu khác, đặc biệt là HIV. Thống kê cho thấy, người mắc bệnh giang mai có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn gấp nhiều lần.
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của phụ nữ: Khi mang thai, nếu không may mắc phải giang mai có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Đứa bé sau khi ra đời cũng bị giảm sút về trí tuệ và sức khỏe và có thể nhiễm bệnh giang mai.
Từ những thông tin nói trên, bạn đọc cũng đã hình dung được bệnh giang mai nguy hiểm và nghiêm trọng như thế nào. Hãy có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, sớm phát hiện và điều trị triệt căn bệnh một cách hợp lý để tránh những tác hại và biến chứng của bệnh giang mai.